Dẫn nhập Trò Chơi Hướng Đạo
“Trò chơi là phuơng pháp giáo dục tốt nhất – BiPi)
Qua trò chơi Trưởng không cần phải giảng giải dài dòng ngoài cách chơi và luật chơi. Nhờ vào sự tham dự trực tiếp trò chơi, các em có dịp bộc lộ thể lực và trí lực, nhanh chóng hấp thụ luật chơi (thành thật, không gian lận, thua không nản, thắng không kiêu). Nhờ đó các em tự phát triển khả năng cá nhân và tinh thần đồng đội.
1. Nội dung trò chơi: phải có ý nghĩa giáo dục như tập cố gắng, kiên nhẫn vượt qua chướng ngại vật, cùng với các bạn trong đội suy nghĩ cách giải quyết những khó khăn, giúp đỡ những bạn có thể lực yếu hơn cùng về đến đích một lần, …
2. Chuẩn bị trò chơi: khi cho một trò chơi, xin Trưởng vì lợi ích của các em và cho cả Trưởng (vấn đề chịu trách nhiệm với phụ huynh và pháp lý khi có tai nạn trầm trọng – bị thương nặng hoặc chết người – xảy ra. Trưởng phụ trách trò chơi là người chịu trách nhiệm duy nhất), trò chơi phải hội đủ các điều kiện sau đây:
– Nội dung có chứa một sự giáo dục như đã đề cập ở trên
– Hợp với tuổi và thể chất các em, không quá sức
– Cách chơi an toàn tuyệt đối (không cầm cây nhọn chạy đâm bong bóng, có thể vấp té mũi nhọn đâm vào người; đi dây qua suối phải đeo dây an toàn,…)
– Dụng cụ chơi trong tình trạng tốt (dây không bị mục, có đường kính lớn tương ứng với trò chơi kéo dây,…). Nếu cần phải thử các dụng cụ trước khi trò chơi bắt đầu
– Có đủ người lớn trông chừng
– Trù liệu các tình huống có thể xảy ra và các biện pháp ứng xử tại chỗ (té ngã, tai nạn, cháy rừng, đi lạc, đuối sức, …), để sẵn số điện thoại cấp cứu của DRK và Sở chửa lửa (cứu hộ) trong vùng
3. Cách cho trò chơi:
– Cho các em ngồi hay đứng nửa vòng tròn đề ai cũng thấy và nghe Trưởng nói
– Kể vắn tắt nội dung trò chơi
– Nếu cần phải cho học trước các chuyên môn trong trò chơi (mật mã, dấu đi đường,…)
– Gặp trò chơi khó hiểu thì nên lựa vài em (hay vài Trưởng) cho thử trước
– Cho điểm công bình
4. Khi cho nhiều trò chơi nối tiếp nhau:
– Bắt đầu với các trò chơi nhanh, dùng thể lực pha với các trò chơi chậm hơn để cơ thể có dịp nghỉ ngơi ở giữa các trò chơi
– Sau đó giảm tốc độ trò chơi bằng các trò chơi đứng vòng tròn
– Để ý thái độ các em để đổi trò chơi kịp lúc, không lập đi lập lại một trò chơi để tránh nhàm chán
– Ước định thời gian cho mỗi trò chơi để không quá giờ sinh hoạt
Chú ý: trong mỗi kỳ trại hay trong mỗi trò chơi đều có thể xảy ra những việc không đoán trước được, ví dụ các em nghịch lửa cháy rừng, trúng độc thực phẩm, tai nạn, … Vì vậy trước khi cắm trại phải mua bảo hiểm trách nhiệm (Hafpflichtversicherung) cho toàn trại. Nếu không thì Trại Trưởng phải chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật và phụ huynh các em khi lỡ có việc gì xảy ra với tất cả tài sản cá nhân của mình.
Trâu Tận Tâm Đặng Quang Thái
Danh mục các trò chơi quen thuộc
1
|
Anh Hùng xưa
|
|
2
|
Banh tù (Völkerball)
|
|
3
|
Bịt mắt bắt dê
|
|
4
|
Bịt mắt đi giữa hai hàng ly (đội) | |
5
|
Bỏ khăn (faule Eier)
|
|
6
|
Cao Bồi bắn súng
|
|
7
|
Chim bay, Cò bay
|
|
8
|
Chọc cười
|
|
9
|
Chuyền trái bóng bàn bằng muỗng | |
10
|
Con Thỏ ăn cỏ
|
|
11
|
Cu Tí bảo
|
|
12
|
Cướp cờ
|
|
13
|
Đạp bong bóng
|
|
14
|
Đố ca dao, tục ngữ
|
|
15
|
Gíó thổi
|
|
16
|
Lắc cắc đùng (bắn tàu)
|
|
17
|
Lồng chim
|
|
18
|
Mèo bắt chuột
|
|
19
|
Nặn tượng
|
|
20
|
Nào cùng chuyền
|
|
21
|
Ngựa Voi Rắn
|
|
22
|
Rồng rắn
|
|
23
|
Sâu bò
|
|
24
|
Thò thụt
|
|
25
|
Trời Đất Nước
|
|
26
|
U mọ
|